Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Tìm hiểu cách phòng và cách chữa bệnh xơ gan cổ chướng


Tìm hiểu về xơ gan cổ chướng: cách phòng chống và chữa bệnh xơ gan như thế nào?. Chúng ta cùng tìm hiểu:
Những điều cấm kị với xơ gan cổ chướng
Rượu- Sát thủ
Điều cấm kỵ đầu tiên đối với gan là rượu vì rượu là sát thủ tàn phá gan nhanh và mạnh nhất. Xơ gan cổ chướng có thể diễn tiến âm thầm qua trên mười năm uống rượu. Bệnh nhân thấy ăn mất ngon, sụt cân dần, người gầy ốm, teo cơ hai chân.
Ở giai đoạn xo gan co chuong (XGCT) người bệnh có hình dạng rất đặc biệt như mặt quắt lại, ngực lép, bụng báng nước bên trong, hai chân phù. Người bệnh còn có thể vàng da, vàng mắt, lá gan lúc này có thể to, bình thường hoặc teo nhỏ, lách to, nổi các ban máu hình sao trên ngực. Xét nghiệm máu thấy men gan tăng nhẹ trong cả giai đoạn viêm gan và xơ gan. Đến khi xơ gan cổ chướng sẽ thấy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều thấp.
GS.TS Đỗ Kim Sơn, Chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam (nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức) cho biết, trong Tây y có nhiều cách điều trị XGCT. Người bị XGCT phải được điều trị để tránh các biến chứng, giữ ổn định các tế bào gan, ngăn chặn sự phát triển của tổ chức xơ. Thông thường, các bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan (trong đó đường và đạm giữ vai trò đặc biệt quan trọng) để gan được nuôi dưỡng và phát triển tốt.
Trong dân gian từ trước đến nay đã có một quan niệm rất sai lầm về cổ chướng. Hễ thấy trong ổ bụng có nước là ngay lập tức họ coi đây là bệnh nan y vô phương cứu chữa. Nhiều người chấp nhận chết mà không chịu chữa trị.
Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung, một thầy thuốc lâu năm khẳng định XGCT hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng thuốc Đông y. Ở Trung Quốc có những thống kê cho thấy nhiều lương y chữa khỏi tới hơn 90% những bệnh nhân bị XGCT. Theo ông, bệnh XGCT chữa được nhưng không phải bệnh nhân nào cũng khỏi hẳn bệnh. Thuốc nam có khả năng giúp gan phục hồi tốt chức năng điều tiết và giải độc.
Với cách điều trị xơ gan  khác nhau nhưng cả Đông y và Tây y đều cho rằng chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan.
Chế độ ăn hợp lý
Người bị XGCT cần cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây. Bệnh nhân bị XGCT phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri 2,5 g muối ăn một ngày. Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Người bị bệnh xơ gan gan nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
Để phòng benh xo gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan cổ chướngung thưgan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.
Đừng để nước đến chân mới nhảy
Khi dieu tri xo gan tốt nhất là điều trị nội trú.
- Vì nghỉ ngơi tại giường về mặt lý thuyết có thể làm giảm renin huyết thanh và tăng Natri niệu nhưng lại có thể gây loét do nằm.- Theo dõi được chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân- Theo dõi được điện giải máu, niệu và creatinin máu để bổ xung kịp thời.- Theo dõi được lượng nước ra, vào để bổ xung hoặc bớt đi kịp thời (hạn chế dịch khi nồng độ muối HT hạ  ưới 120mmol/L)Nồng độ muối của nước tiểu có thể đo ngay từ lúc nhập viện để tiến hành liệu pháp lợi tiểu. Nước tiểu là đường thải muối chủ yếu của những người bệnh nhẹ. Những người không bài tiết được một lượng lớn phân hàng ngày. Muốn biết sự cân bằng muối cần theo dõi dịch vào (gồm ăn kiêng, bổ xung năng lượng, lượng muối trong dịch truyền và trong nước uống hàng ngày).Với lượng muối bài xuất theo nước tiểu hàng ngày.Bài xuất muối trong nước tiểu vượt quá ngưỡng ăn kiêng là việc biểu hiện của việc giảm trọng lượng (chẳng hạn người bệnh dùng 88mmol trong ngày và bài xuất 100mmol/24 giờ theo nước tiểu là tiên lượng tốt). Lý tưởng nhất là thu thập lượng nước muối trong nước tiểu cả ngày, nhưng có thể ước tính bằng nồng độ muối của mẫu với lượng nước tiểu 24 giờ. Một quan niệm phổ biến là: lượng muối trong nước tiểu không thể giải thích đơn giản chỉ liên quan đến lượng thuốc lợi tiểu người bệnh đang dùng. Nhưng dù sao nếu nồng độ muối trong nước tiểu chỉ giảm ít hơn l0mmol/l và lượng nước tiểu chỉ giảm  ưới một lít /24 giờ  ù đang  ùng thuốc lợi tiểu thì nhất thiết phải tăng liều để gây bài tiết Na niệu tăng lên. Kiểm tra lượng muối bài tiết qua nước tiểu giúp xác định liều tối đa (ưu) của thuốc lợi tiểu liều phải được tăng lên đến mức cân bằng muối có tác dụng. Một cân bằng muối âm tính kèm theo giảm trọng lượng cơ thể 0,5kg/24 giờ (với người bệnh không có phù ngoại vi) và 1,0kg/24 giờ (với người có phù ngoại vi) là đích hợp lý (liều lượng thuốc lợi tiểu như vậy là có hiệu quả tối ưu).Do người bệnh phù ngoại vi chịu một cân bằng muối âm tính lớn hơn và giảm trọng lượng nhanh hơn. Nếu Na niệu cao hơn 88mmol/24 giờ mà người bệnh không giảm trọng lượng chứng tỏ bệnh nhân không ăn kiêng đúng mức.Nhiều nghiên cứu cho phép chọn lựa lợi tiểu và sự phối hợp của chúng. Dùng đơn độc Furosemid kém tác dụng và làm giảm kali nhiều hơn  ùng đơn độc Spironolactol hay kết hợp Furosemid với Spironolactol. Đợt tấn công của thuốc lợi tiểu không kết hợp với Spironolactol xấp xỉ 2 tuần. Việc dùng kéo dài sẽ dẫn đến thời gian bán hủy của thuốc tăng lên. Việc điều trị kinh điển tăng dần liều spironolactol đến liều 400mg (4 viên)/24giờ trước khi bổ xung furosemi  không được thời gian ủng hộ.Sự kết hợp giữa Spironolactol với Furosemid là công thức hiệu quả nhất để giảm thời gian nằm viện. (bằng thời gian tấn công của  ùng Furosemid đơn thuần) và giảm bớt các rối loạn do mất cân bằng kali. Liều khởi đầu là l00mg Spironolactol với 40mg Furosemid uống một lần vào buổi sáng (việc chia đều không được  ược lực học theo thời gian ủng hộ). Với liều ấy chúng không làm giảm trọng lượng hay tăng bài tiết muối qua đường tiết niệu sau 2 -3 ngày thì phải tăng liều hai loại thuốc tới 200mg/24 giờ và 80mg/24 giờ tương ứng. Đa số (90%) người bệnh đáp ứng việc kết hợp như vậy. Nếu cần thiết liều củanước có thể tăng đến 400mg Spironolactol/24 giờ và 160mg Furosemid/24 giờ (có thể dùng Aminlorid thay Spironolactol với liều tương ứng) 10mg/24giờ và 40mg/24 giờ). Aminlorid tác dụng mạnh hơn mà tác dụng phụ lại ít hơn. Theo dõi kali dự trữ với kali thải ra khi đi tiểu phản ánh trung thành hơn tình trạng mất cân bằng kali. Có thể bổ xung lượng kali dự trữ bằng cho người bệnh uống clorua kali hoặc ăn các loại thức ăn giầu kali (chuối, táo...) Furosemi  tiêm tĩnh mạch có thể gây giảm tốc độ lọc cầu thận đột ngột, tốt hơn nên tránh dùng. Prostaglandin và Corticoide ngăn ngừa thải Natri niệu làm tăng ni tơmáu và còn có thể gây chảy máu tiêu hóa, không nên kết hợp với chúng.Phác đồ: Kết hợp hai thuốc Furosemid và Spironolactol kèm theo chế độ ăn kiêng muối tác dụng với trên 90% người bệnh, cần được sử dụng cho đến khi có tác dụng. Những vấn đề khác điều trị cổ chướng trở thành không cần thiết. Tuy nhiên với số người còn lại (l0%) cần có liệu pháp y học chuẩn mực: chọc hút dịch, tạo shunt tĩnh mạch mạc treo, siêu lọc cổ chướng ngoại cơ thể có kiểm soát và ghép gan.Bổ sung thể tích huyết thanh sau khi chọc hút dịch cổ chướng đang là chủ đề được bàn cãi. Có thông báo điện giải, creatinin, renin HT ít biến đổi hơn ở người bệnh được nhận lại albumin sau chọc hút một thể tích dịch lớn so với những người bệnh không được truyền. Tình trạng bệnh, tình trạng tử vong không ảnh hưởng. Hai nghiên cứu khác không phát hiện thấy sự thay đổi nào trong huyết thanh sau khi tiến hành chọc hút một lượng lớn dịch mà không bổ xung thể tích huyết thanh. Một nghiên cứu khác không thấy tỷ lệ tử vong trội hơn, mức độ tiên lượng của hội chứng gan thận ở người bệnh không truyền lại anbumin giống như nhóm được truyền lại sau khi chọc hút dịch kéo dài. Kết hợp với dùng thuốc lợi tiểu để điều trị Cổ chướng. Hơn nữa giá thành của anbumin cũng còn khá cao, còn cần được nghiên cứu tiếp tục.1.4. Tạo shunt: Trong những năm thập kỷ 80, tạo shunt tĩnh mạch màng bụng (peritoneovenous shunt) trở nên rất phổ biến để điều trị Cổ chướng. Biến chứng và mất chức năng của shunt đã làm giảm sút nhiệt tình trong các ý kiến thăm dò. Nghiên cứu của hội cựu chiến binh liên bang 1989 theo dõi 3860 người bệnh điều trị cổ chướng cho thấy người bệnh dùng shunt không kéo dài cuộc sống hơn những người chỉ dùng thuốc. Mặc dù kéo dài cuộc sống không lâu nhưng tạo shunt có thể làm cho người bệnh dễ chịu hơn do giảm dịch Cổ chướng.Kaufman cho rằng ngoại khoa giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị cổ chướng người ta có thể dùng kỹ thuật nối tận - bên cửa chủ làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, hay dùng miếng ghép chữ H ngăn tạm Shunt bên - bên cửa chủ. Mới đây kỹ thuật tạo shunt chuyển cửa chủ qua gan (Transfugula intrahepatic Protosystemic Shunt: TIPS) Dưới sự quan sát của X quang. “Nhưng đáng tiếc tỷ lệ người có hội chứng não cửa chủ quá cao sau phẫu thuật”. Vẫn là lý do chính để người bệnh từ chối dùng shunt ngay cả với người bệnh xơ gan cổ chướng khó chữa.1.5. Siêu lọc dịch cổ chướng ngoài cơ thể và tái truyền: tĩnh mạch anbumin mang lại lợi ích bảo tồn protein hạ được giá thành so với truyền anbumin. Hai kiểm nghiệm gần đây thông báo hiệu quả tương tự và khả năng kéo dài cuộc sống của người bệnh điều trị vừa chọc hút dịch vừa truyền anbumin. Sốt và thay đổi tính đông máu là trở ngại với người bệnh để giải quyết nên truyền lại dịch vào màng bụng hơn vào tĩnh mạch.1.6. Ghép gan: Có thể điều trị cổ chướng nhờ thay đổi gan đã xơ bằng một gan bình thương. Chỉ 25% người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một năm khi sử dụng lợi tiểu đơn thuần, trong khi đó ghép gan có 75% người bệnh. Những người bệnh điều trị bằng phương pháp khác không kết quả nên nghiên cứu đặt vấn đề ghép gan cho họ.B. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH CỔ CHƯỚNGNếu số lượng trên 500 cái/lmm3: có hiện tượng viêmKhi đa số tế bào là đa nhân trung tính và số lượng BC đa nhân trung tính này > 250 cái / lmm3 thì nhiều khả năng cổ chướng đã bị nhiễm khuẩn. Trong lao phúc mạc đa số tế bào trong dịch cổ chướng là tế bào lympho.Trong ung thư phúc mạc có thể thấy tế bào dạng ung thưC. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC- Định lượng amylaza: tăng cao trong cổ chướng trong các bệnh tụy- Định lượng PH, glucose, lactat Dehydrogenase khi nghi viêm phúc mạc (nồng độ lactat dehydrogenase trong cổ chướng cao hơn hàm lượng bình thường trong huyết thanh, glucose < 50mg/dl)- Định lượng Fibronectin, Chlolesterine:Khi nghi ung thư Fibronectin trên 75mg/ l Cholesterin trên 50mg/dl- Nhuộm Ziehl - Neelson khi nghi lao.Nhuộm gram khi nghi có viêm phúc mạc- Cấy dịch cổ chướng tìm vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn viêm phúc mạc khác.1- Định lượng Protein toàn phần: theo quan niệm cổ điển giúp ta phân biệt dịch thấm (transsudat) với dịch rỉ (Exsudat)Trong dịch thấm: proteine 1-3g%, tỷ trọng l,014, Rivalta (-)Trong dịch rỉ: Proteine cao hơn 3g% (4-6g%) tỷ trọng trên 1,015 Rivalta(+)2- Hiện nay nhiều tác giả chia như cổ điển chỉ đúng 56% trường hợp. Và đề nghị thay bằng cách tính gradient giữa albumine huyết thanh và albumine Cổ chướng. Gradient này liên quan trực tiếp với tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC Nếu Gra ient >1,1g/ l thì có tăng áp lực TMC nếu <1,1g/dl thì không có TALTMC, độ chính xác của test này là 97%. Với cách tính Gradient này có thể giúp cho phân biệt nguyên nhân của Cổ chướng.Bảng dưới đây: phân loại cổ chướng theo mức độ của Gradient albumine huyết thanh - albumine Cổ chướng.GRADIENT cao (> 1,1g/DL) R(-)                          GRADIENT (< 1,1g/dl) R(+)Xơ gan                                                                        Ung thư phúc mạcViêm gan do rượu                                                     Lao phúc mạcUng thư gan                                                               Cổ chướng do bệnh tụyGan nhiễm mỡ                                                          Cổ chướng do các bệnh mậtHội chứng Budd - Chiari                                         Hội chứng hư thậnHuyết khối TMC                                                      Viêm thanh mạc (Serosite)Suy gan tối cấp                                                         Tắc ruột hoặc nhồi máu ruộtSuy tim  Phù niêm  Cổ chướng phối hợp TALTMC (+)  Nguyên nhân cổ chướng khác

GS.TS Đỗ Kim Sơn khẳng định, XGCT khác với bệnh ung thư gan. XGCT là bệnh làm thoái hoá, thay đổi cấu trúc tế bào gan, làm xơ hoá gan khiến chức năng lọc máu, tiêu hoá, bài tiết mật của gan kém đi. Tổ chức xơ lấn át dần làm tế bào gan hạn chế phát triển. Trên thực tế gan là một nhà máy tổng hợp có chức năng phức tạp giúp chuyển hoá mỡ, đạm, đường, bài tiết.
XGCT là gian đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, có thể đe dọa mạng sống. Tuy khó chữa khỏi hẳn nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
Người bị XGCT dễ bị biến chứng dẫn tới xuất huyết tiêu hoá, nôn, bụng to, mắt vàng, suy gan. Biến chứng nặng nhất của XGCT chính là bệnh ung thư gan mà trên thế giới chưa có phương thuốc chữa được. Thống kê của ngành y tế cho thấy có tới 90% những người bị xơ gan cổ chướng do virus B và C sẽ bị ung thu gan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét