Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

cách chuẩn đoán xơ gan cổ chướng


XƠ GAN CỔ CHƯỚNG CÁCH CHẨN ĐOÁN .

Bình thường, trong ổ bụng không có nước khi giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ trướng. Nước có thể nhiều hoặc ít:
- Nếu chiếm toàn ổ bụng gọi là cổ trướng toàn thể (hay tự do).
- Nếu nước chỉ chiếm một phần ổ bụng, gọi là cổ trướng khu trú.
Nước cổ trướng, tuỳ theo nguyên nhân khác nhau, có thể là nước trong, nước vàng chanh, mủ, dưỡng chắp.
Cổ trướng không phải là một bệnh, mà chỉ là một hiện tượng, một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.


PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI: 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE http://phongkham12kimma.com/

Gan nhiễm mỡ, nên làm gì?

Gan nhiem mo

Cần có chế độ ăn giảm mỡ

Gan nhiem mo là tên gọi của sự tích tụ lượng mỡ quá mức bình thường trong tế bào gan. Với người bình thường, trong gan có thể chứa một ít mỡ nhưng nếu lượng mỡ nhiều hơn từ 5 -10% cân nặng của gan, gan bạn đã bị nhiễm mỡ và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Ăn thức ăn có nhiều calori dễ gây nên sự tích tụ mỡ trong gan. Hầu như các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đều ở độ tuổi trung niên và bị dư cân. Nghiện rượu, sụt cân nhanh và dinh dưỡng kém có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Gan  nhiem mo quá mức có thể dẫn đến viêm gan. Khi kết quả xét nghiệm máu có men gan cao (SGOT, SGPT, GGT), bạn đã bị viêm gan. Tình trạng này gọi là viêm gan do nhiễm mỡ và đây cũng chính là nguyên nhân gây tổn thương gan. Đôi khi, chứng viêm gan do nhiễm mỡ có liên quan đến nghiện rượu, gọi là viêm gan mỡ do rượu. Mặt khác cũng có tình trạng viêm gan do nhiễm mỡ nhưng lại không liên quan đến rượu gọi là viêm gan mỡ không do rượu hay còn gọi là NASH. Khi bị viêm, gan có thể làm thành sẹo và bị xơ cứng. Tình trạng này gọi là xơ gan, rất nguy hiểm và thường dẫn đến suy gan.
Nhìn chung bạn khó có thể phát hiện mình bị bệnh gan nhiễm mỡ bằng các triệu chứng thông thường, chỉ có thể biết mình bị bệnh hay không khi làm các xét nghiệm y khoa hoặc tình cờ làm xét nghiệm để khám các bệnh khác mới phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ. Nhưng nếu bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy mệt mỏi, sụt cân, đuối sức và hay quên.
Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện gan bạn bị nhiễm mỡ qua siêu âm. Bạn cần làm xét nghiệm máu đo men gan và lượng mỡ trong máu. Bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác tùy mức độ của viêm gan nặng hay nhẹ như: chụp CT hay MRI, thử viêm gan siêu vi B, C, thử đường máu...
Hiện không thể dieu tri gan nhiem mo bằng thuốc hay bằng phẫu thuật, khi bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là viêm gan mỡ không do rượu (NASH) bạn nên:
- Giảm cân
- Có chế độ ăn giảm mỡ, dùng thuốc giảm mỡ hay kết hợp cả hai phương pháp
- Kiêng rượu, thuốc lá
- Kiểm soát đường huyết tốt nếu bạn bị tiểu đường
- Có chế độ ăn cân đối và đầy đủ
- Tăng cường các hoạt động nâng cao thể lực, tham gia các hoạt động thể thao
- Theo dõi, tái khám định kỳ với một bác sĩ chuyên khoa gan
Bác sĩ  Nguyễn Vĩnh Tường
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI: 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE: http://phongkham12kimma.com/

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Mỡ bọc gan có phải là dấu hiệu của bệnh siêu vi gan?


Mẹ tôi bị bệnh mỡ bọc gan. Cho tôi hỏi bệnh này có phải là dấu hiệu của bệnh siêu vi gan không? Lâu dài nó ảnh hưởng như thế nào và có thể chữa khỏi không? (Một bạn đọc)
Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan do mỡ. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm 2-4 % trọng lượng của gan bao gồm các trigyceride, axít béo, phospholipid, cholesteron. Gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà lượng mỡ tích tụ trong gan cũng khác nhau.

Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 loại tùy vào lượng mỡ: Loại nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm 5-10%), loại vừa (hàm lượng mỡ 10-25%) và loại nặng (lượng mỡ trên 30%). Thông thường bệnh gan nhiễm mỡ có thể chữa trị được, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời gan có thể phục hồi lại bình thường.

Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như:
- Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì...
- Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
- Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.
- Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ...
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).

Nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ: cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để điều trị tổng hợp:

- Loại bỏ các nguyên nhân và nhân tố gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu… cần điều trị tích cực để khống chế.
- Năng vận động, duy trì thể trọng bình thường; tránh uống bia, rượu.
- Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt.
- Khi cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ gan, thuốc tiêu mỡ và chống xơ hoá gan, thúc đẩy sự bài tiết mỡ trong gan, chống viêm ngăn ngừa hoại tử tế bào gan và xơ hóa gan.
(Theo Bsgdvn.com)
Xem thêm các chủ đề: Gan nhiem mo, chua benh gan nhiem mo, dieu tri gan nhiem mo, bệnh gan nhiễm mỡ

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI: 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE: http://phongkham12kimma.com/


U gan bẩm sinh, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?


Tôi năm nay 33 tuổi, đi siêu âm được chẩn đoán là u mạch thể hang, kết luận của bác sĩ: U mạch gan bẩm sinh, gan nhiễm mỡ. Vậy tôi phải làm gì để xác định được u lành hay ác tính, có nghiêm trọng hay không? (Nguyễn Thị Hồng - Hà Nội) 
U mạch ở gan hay u máu (Hemangiome) là một loại u lành tính, tiến triển chậm và hầu như không có biến chứng gì, do vậy về cơ bản không cần điều trị, chỉ can thiệp khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong u…

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý mà trong tế bào gan hiển thị những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị tốt sẽ diễn biến từ gan nhiễm mỡ sang viêm gan do mỡ, có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan.

Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ có thể phân thành nhiều loại: gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng, do chất hóa học, do nội tiết, do virus, do di truyền, do miễn dịch, do thuốc… Cụ thể:

- Thành phần thức ăn không hợp lý: ăn nhiều chất béo và mỡ động vật, ăn quá nhiều đường; hay thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhiều, ăn vặt, ăn khuya… là điều kiện dễ phát sinh béo phì và gan nhiễm mỡ.

- Ngồi nhiều, ít hoạt động dẫn đến tăng tổng hợp chất béo dự trữ; hay tinh thần sa sút, sinh hoạt không điều độ… là những nhân tố nguy hiểm dẫn đến gan nhiễm mỡ.

- Di truyền: trong gia đình nếu có tiền sử béo phì, tiểu đường, chứng tăng mỡ máu và gan nhiễm mỡ thì tỷ lệ phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ sẽ cao hơn.

- Các yếu tố khác dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ là: uống quá nhiều rượu, lạm dụng thuốc chữa bệnh như prednisolon, tetracycline, các thuốc chống ung thư như methotrexate, do viêm gan siêu vi B, C… và nhiễm các chất hóa học có thể gây độc cho gan do phải tiếp xúc thường xuyên.

Chữa trị: Bệnh gan nhiễm mỡ cần được điều trị và theo dõi trong một thời gian dài. Xu hướng hiện nay vẫn là điều trị tổng hợp và phòng bệnh là chính, trong đó điều trị nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ là quan trọng nhất. Ví dụ gan nhiễm mỡ do rượu thì phải bỏ rượu, do tăng mỡ trong máu thì phải điều trị bệnh tăng mỡ máu, điều trị bệnh tiểu đường...
(Theo Khamchuabenh.com)
Xem thêm chủ đề: Gan nhiem mo, chua benh gan nhiem mo, dieu tri gan nhiem mo, bệnh gan nhiễm mỡ

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI: 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE: http://phongkham12kimma.com/


Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ và tiểu đường




Mẹ cháu vừa bị cả bệnh máu nhiễm mỡ, vừa bị bệnh tiểu đường nên lại gần đây bị huyết áp thấp. Vậy mẹ cháu nên điều trị ra sao và ăn uống như thế nào? Mong các bác sĩ hướng dẫn giúp cháu. Xin cảm ơn ạ. (Phạm Công Đức)
 Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ:

- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…

- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…

- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

 - Ngưng uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

- Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

- Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

- Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

- Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.
(Theo Thuocbietduoc.com.vn)
Xem thêm chủ đề: Gan nhiem mo, chua benh gan nhiem mo, dieu tri gan nhiem mo, bệnh gan nhiễm mỡ

Xơ gan cổ chướng, Những vấn đề liên quan 3


1. Nhiễm mạn tính virus viêm gan B là gì ?
Nhiễm mạn tính virus viêm gan B là gì? lúc nào chưa được điều trị? lúc nào cần phải điều trị? là những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân và của cả bác sĩ không chuyên khoa.
Đồng thời đây cũng là vấn đề then chốt trong chiến lược điều trị nhiễm virus viêm gan B để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém cho người bệnh và xã hội. Như vậy thế nào là nhiễm virus viêm gan B mạn ? Nhiễm virus viêm gan B mạn là sau khi bị nhiễm 6 tháng mà virus không sạch trong cơ thể. Trên xét nghiệm là ở bệnh nhân có HBsAg tồn tại (dương tính) trên 6 tháng. Trong tuyệt đại đa số trường hợp không điều trị viêm gan B cấp tính vì nó có khả năng tự khỏi 90% đến 95% đối với thanh niên hay người lớn bị nhiễm mà không cần điều trị . Vậy ở người nhiễm virus viêm gan B mạn lúc nào chưa được điều trị và lúc nào cần phải điều trị ? Ở người đã nhiễm mạn tính khi hội đủ thêm 2 điều kiện sau đây mới có chỉ định điều trị. Một là Virus viêm gan B đang hoạt động nhân lên đến một mức nào đó tùy giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm xác định số lượng virus viêm gan B trong máu có thể biết được sự nhân lên của virus viêm gan B. hai là tình trạng viêm và xơ hóa tại gan đang hoạt động. Chỉ có sinh thiết gan mới cho biết tình trạng viêm và xơ hóa gan. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ở châu Á cũng như tại VN không chấp nhận, nên có thể căn cứ vào các xét nghiệm gián tiếp như tăng men gan ALT, đo độ xơ cứng của gan (làm Fibroscan), số lượng và tỷ lệ tiểu cầu, thử nghiệm xơ (Fibrotest), thử nghiệm hoạt động viêm (Actitest) v.v...
2. Có nên ngừng uống thuốc điều trị viêm gan B?

Tôi bị viêm gan B, bắt đầu điều trị từ tháng 10 năm 2005 và uống thuốc liên tục từ đó đến giờ. Toa thuốc tôi thường xuyên uống là lamivudin. Hiện nay men gan của tôi bình thường, hàm lượng HBeAg là 1.000. Tôi có nghe bạn bè nói rằng điều trị viêm gan B 13 tháng phải ngừng sau đó điều trị tiếp. Uống thuốc liên tục quá 13 tháng là không nên. Tôi rất phân vân, không biết có đúng như vậy không. Tôi hiện nay 34 tuổi, tuyệt đối khônguống rượu bia.
Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải. 
Lamivudin là loại thuốc tương đồng nucleoside được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ 10 năm nay, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Trên nhóm bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virut và có bệnh lý gan, lamivudin cho hiệu quả đáng kể như sau: ức chế HBV DNA huyết thanh, tăng tỷ lệ biến mất HBeAg và chuyển phản ứng huyết thanh HBeAg, cải thiện tình trạng viêm hoại tử tế bào gan, giảm tiến triển đến xơ gan, bình thường hóa men ALT.
Lamivudin được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị viêm gan B mạn và có bằng chứng nhân lên của virut viêm gan B (dựa vào xét nghiệm HBeAg và định lượng nồng độ HBV - DNA), với một hoặc nhiều tình trạng: men ALT huyết thanh tăng >= 2 lần so với bình thường, xơ gan, bệnh gan mất bù, bệnh gan dạng viêm - hoại tử thể hiện trên sinh thiết, tổn thương hệ miễn dịch (immunocompromise), ghép gan.
Phản ứng chuyển đảo huyết thanh HBeAg từ dương tính thành âm tính đạt được trong thời gian điều trị lamivudin thường bền vững sau khi ngưng điều trị. Vì vậy, khi phản ứng chuyển huyết thanh đã được xác nhận, đặc biệt khi không thực hiện được xét nghiệm HBV DNA, thì có thể ngưng điều trị bằng lamivudin. Khi HBeAg mất trong huyết thanh mà chưa xuất hiện kháng thể anti-HBe thì cũng có thể xem xét ngưng dùng lamivudin. Những lý do khác để ngưng lamivudin gồm: xuất hiện phản ứng phụ (hiếm gặp), bệnh nhân mong muốn có thai, không đáp ứng lâm sàng. Do đó thời gian điều trị bằng lamivudin cần được xác định cho từng bệnh nhân trên cơ sở những kết quả sau:
Nghi ngờ nhiễm biến chủng YMDD - hoặc tiếp tục điều trị và theo dõi men ALT đều đặn, hoặc ngưng điều trị trong 3 tháng để chủng virut hoang dại xuất hiện lại, hoặc thêm thuốc thứ hai, hoặc thay thế bằng thuốc khác.
Trường hợp HBeAg vẫn còn dương tính, men ALT trở về bình thường và mất HBV DNA huyết thanh thì vẫn tiếp tục điều trị.
Tăng men ALT có thể xảy ra khoảng 25% trường hợp sau khi ngưng lamivudin. Điều này thường xảy ra trong vòng 4 tháng đầu tiên, men gan thường trở về bình thường mà không cần can thiệp điều trị, nhưng có thể xem xét việc điều trị lại bằng lamivudin. Như vậy trường hợp của bạn cần có ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có dùng tiếp hay ngừng thuốc.

3. Con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi ?
Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B."Nhiều người mắc bệnh về gan siêu vi B mà không biết hoặc hiểu sai nguyên nhân gây bệnh" Tưởng lây qua đường ăn uống!
4. Đang bị Viêm gan siêu vi có nên chích ngừa không?
bệnh về gan, chữa bệnh gan, chợ thuốc 24h" style="width: 172px; height: 172px;" src="/Userfiles/image/Gan/Gan(5).jpg" />Khi bạn đang nhiễm siêu vi gan B thì không chủng ngừa viêm gan siêu vi B được. Trong trường hợp này chủng ngừa không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có lợi gì cho bạn. Bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B chỉ dành cho những người không nhiễm, nhằm mục đích tạo ra kháng thể là chất bảo vệ đối với siêu vi gan B để cơ thể không bị viêm gan siêu vi B.
5. Làm sao để nhận biết có bệnh ?
Đa số những người bị nhiễm siêu vi, thậm chí đã bị viêm gan siêu vi tiến triển nhưng vẫn không hề hay biết mình bị bệnh vì viêm gan siêu vi có thể diễn tiến âm thầm không triệu chứng hay biểu hiện với các triệu chứng không đặc hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Chỉ một số ít có triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, đau âm ỉ ở hạ sườn phải, tiểu ít và sậm màu...
Tùy theo loại siêu vi, viêm gan có thể hồi phục hoàn toàn hay diễn tiến thành mạn tính, một số có thể phát triển thành viêm gan tối cấp với tỉ lệ tử vong lên đến 90%.
Để xác định mình có bị viêm gan siêu vi hay không hoặc có là người lành mang siêu vi hay không, cách tốt nhất là đến khám chuyên khoa gan, nhất là những người có người thân đã được phát hiện bị viêm gan siêu vi hay là người lành mang siêu vi. Một số xét nghiệm có thể góp phần chẩn đoán bệnh về gan siêu vi:
Chỉ điểm siêu vi: A, B, C, D, E, F và G.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan: SGOT, SGPT, gGT
Siêu âm gan.
6. Khi biết nhiễm viêm gan siêu vi phải làm gì?
Người lành mang siêu vi: thường không cần điều trị, chỉ nên theo dõi định kỳ 6 tháng / lần. Lưu ý là những người này vẫn có khả nang lây truyền siêu vi cho người khác, nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Viêm gan siêu vi:Chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng. Một số thuốc đặc trị hiện đang được sử dụng: Lamivudine, Adefovir Dipivoxil, Emtricitabine (FTC), Tenofovir Disoproxil Fumarate, Entecavir, Per-interferon… với viêm gan siêu vi B; Ribavirin, Per-interferon… với viêm gan siêu vi C.
7. Phụ nữ bị viêm gan siêu vi b cần phải làm gì khi mang thai?
>>> Phụ nữ mang thai khám phát hiện bị nhiễm vi rut viêm gan b. Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, có chích ngừa được không?

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE http://phongkham12kimma.com/



Xơ gan cổ chướng, những vấn đề liên quan 2


Vai trò của gan
Lá gan của bạn, một cơ quan quan trọng cho sự sống.
Lá gan, cơ quan lớn nhất trong cơ thể bạn, đóng một vai trò sống còn trong việc điều hòa các diễn tiến của sự sống của bạn. Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho cuộc sống. Bạn không thể sống mà không có nó.
Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng phức tạp như:
- Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển.
- Sản xuất ra nhiều chất quan trọng sử dụng cho cơ thể.
- Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được, và
- Giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể.

Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy lá gan nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm và thuốc được hấp thụ từ đuờng tiêu hoá thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Về cơ bản, lá gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế

Hơn thế nữa, lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp cho sự tiêu hóa.
Nhiều thuốc dùng trị bệnh cũng được chuyển hoá nhờ gan. Những thay đổi này chi phối hoạt tính của thuốc trong cơ thể.

Lá gan của bạn phục vụ bạn bằng cách:
- Tạo ra nặng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết;
- Sản xuất ra protein mới cho cơ thể;
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng cơ thể bằng cách dữ trữ một số vitamin, khoáng chất và đường;
- Điều hoà sự vận chuyển mỡ dự trữ;
- Giúp ích cho sự tiêu hóa bằng cách tạo ra mật;
- Kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol;
- Trung hòa và loại bỏ các chất độc;
- Chuyển hóa rượu;
- Kiểm soát và duy trì nồng độ thích hợp của nhiều chất hoá học và nồng độ thuốc trong máu;
- Lọc máu và thải các sản phẩm cặn vào trong mật;
- Duy trì sự cân bằng các nội tiết tố;
- Có vai trò của một cơ quan tạo máu ở thai nhi;
- Giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng các tạo ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ các vi khuẩn lưu thông trong máu;
- Tái tạo mô tổn thương của chính nó; và
- Dự trữ sắt. 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 12 KIM MÃ
ĐIỆN THOẠI: 0437181999
ĐỊA CHỈ: SỐ 12 KIM MÃ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI
WEBSITE: http://phongkham12kimma.com/